Cách Huấn Luyện Chó Con Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ

Cách huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ là thắc mắc của rất nhiều bạn nuôi chó. Khi nhìn thấy chú chó của mình cứ liên tục đi vệ sinh bừa bãi trong nhà, ắt hắn bạn sẽ rất khó chịu và bực mình phải không nào?

Với chương trình giảm 10% khi đặt lịch Online, bạn có thể tiết kiệm đến cả triệu đồng cho những khóa huấn luyện dài hạn. Trong đó khóa dạy chó đi vệ sinh vào khay được nhiều chủ nuôi quan tâm nhất. Hãy cùng đội ngũ PetHealth tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Xem thêm: Cách huấn luyện chó con tổng hợp từ A đến Z

Cách huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ | Lưu ý về giống chó

Có 1 điều mà khá nhiều người lầm tưởng: đó là giống chó nào cũng sẽ có số lần đi vệ sinh trong ngày giống nhau. Điều này là không chính xác. Tùy vào kích cỡ của giống chó mà chúng sẽ có tần suất đi vệ sinh khác nhau.

Giống chó nào có kích thước nhỏ hơn sẽ đi vệ sinh nhiều hơn so với giống chó có kích thước lớn hơn. Điều này được lý giải là do những chú chó nhỏ sẽ có kích thước bàng quang nhỏ hơn so với những chú chó lớn. Nên sẽ chứa được ít nước tiểu hơn so với chó lớn.

Ví dụ: Như 1 chú chó Chihuahua sẽ đi vệ sinh nhiều lần trong ngày hơn so với 1 chú chó Alaska.

Cách huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ là cần phải xác định thời điểm

Chó là 1 loài sinh vật khá thông minh. Tuy nhiên chúng chắc chắn không được như con người, nên không thể phân biệt được đúng sai trong mọi chuyện. Chó con sẽ không phân biệt đi bậy trong nhà sẽ là sai.

Đối với chúng, sàn nhà cũng giống như thảm cỏ, đất hay bất cứ chỗ nào khác. Vì vậy bạn cần phải dạy chúng theo cách học hành vi.

Đối với chó dưới 12 tuần tuổi

Khi đón chó con mới về nhà, việc đầu tiên là bạn nên cho chúng làm quen với môi trường sống. Thông thường 1 chú chó có độ tuổi dưới 12 tuần sẽ không kiểm soát được bàng quang hoặc đường ruột hoàn toàn. Nên cứ thích là chúng sẽ đi bậy ngay.

Do vậy bạn không nên quá khắt khe với chó của mình trong lứa tuổi này. Hãy luôn bình tĩnh bạn nhé!

Xem thêm: 2 điều phái chuẩn bị trước khi dạy chó con!

Đối với chó qua 12 tuần tuổi

Khi đã qua 12 tuần tuổi, chó có thể nhận thức được và tiếp thu nội dung huấn luyện của bạn. Tuy nhiên vẫn chưa nên huấn luyện chó trong thời gian này, bởi chúng chưa thể tiếp thu hoàn toàn được.

Thời điểm thích hợp nhất để huấn luyện chó

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu huấn luyện chó con khi chúng được khoảng 6 tháng tuổi. Và bạn nên biết 1 điều để việc huấn luyện được tốt hơn: độ tuổi theo tháng của chó tỉ lệ thuận với thời gian chúng có thể nhịn đi vệ sinh. Thông thường chủ nuôi sẽ huấn luyện dạy chó đi vệ sinh vào khay.

Ví dụ như 1 chú chó 3 tháng tuổi có thể nhịn đi vệ sinh tối đa là 3 tiếng. Tuy vậy khi ban đêm, chó sẽ không đi vệ sinh như người. Chó từ 4 tháng tuổi sẽ ngủ 1 mạch đến sáng.

Xác định chỗ đi vệ sinh cho chó

Sau khi đã xác định được độ tuổi thích hợp nhất để huấn luyện chó đi vệ sinh, bạn cần xác định chỗ đi vệ sinh cho chó. Điều này rất quan trọng, bởi bạn sẽ không thể huấn luyện được cho chúng nếu như cứ thay đổi địa điểm đi vệ sinh liên tục.

Nơi đi vệ sinh có thể là bồn cầu, là 1 góc trong khoảng vườn nhà bạn, bãi đất trống gần nhà, khay … hoặc bất kỳ 1 nơi nào đó mà bạn cảm thấy hợp lý.

Nghiên cứu thói quen, quy luật đi vệ sinh và biểu hiện khi buồn vệ sinh của chó

Dưới đây là một số chú ý nhỏ giúp chủ thớt nhận ra rằng chó nhà mình có dấu hiệu chuẩn bị đi vệ sinh để được huấn luyện

Tham Khảo Thêm:  Cách vẽ hoa Hồng đơn giản, 3D bằng bút chì, bút màu

Biểu hiện của chó khi buồn đi vệ sinh

  • Chó ngửi dưới sàn nhà
  • Chó cào móng
  • Chó chạy vòng quanh
  • Chó rên ư ử, nhìn ra phía cửa
  • Chó ngồi xổm

Nghiên cứu thói quen và quy luật đi vệ sinh của chó

Điều này giúp cho việc lên thời gian biểu khi cách huấn luyện chó con đi vệ sinh được chính xác và dễ dàng. Để làm được, bạn nên ghi chép lại thói quen đi vệ sinh của chó trong khoảng 2-4 ngày. Cần chú ý tách riêng khi chó đi nặng và đi nhẹ. Lưu ý 2 khoảng thời gian sau:

  • Thời gian chó đi vệ sinh sau khi ngủ dậy
  • Thời gian chó đi vệ sinh sau khi ăn uống

Lập thời gian biểu cho bữa ăn

Với các chú cún to thường ăn 2 lần 1 ngày với các bữa trưa và tối. Còn đối với cún nhỏ sẽ là 3 bữa 1 ngày với các bữa sáng, trưa và tối. Thông thường chó sẽ đi vệ sinh sau khi ăn.

Vì vậy mà bạn nên thiết lập 1 thời gian cố định cho chó ăn và tuân theo lịch trình đó. 1 bữa ăn của chó chỉ cần kéo dài khoảng 20 phút. Sau 20 phút bạn nên cất thức ăn nếu còn thừa đi để chó hiểu rằng chỉ được ăn trong khoảng thời gian đó. Đồng thời nó cũng giúp bạn kiểm soát được số lượng thức ăn mà cún đã đưa vào cơ thể.

Bạn không nên cho chó ăn liên tục (để sẵn thức ăn thường xuyên) nếu không có chỉ định của bác sĩ thú y. Điều này sẽ gây nên 2 hậu quả:

  • Chó sẽ không đi vệ sinh theo thời gian cố định được bởi vì cứ thích là chúng ăn
  • Điều này cũng làm cho chó nghĩ rằng bạn không phải là người cung cấp thức ăn. Yếu tố này rất quan trọng khi huấn luyện chó

Đồng thời bạn cũng không nên chó chó ăn vặt giữa các bữa.

Chuẩn bị dụng cụ để cách huấn luyện chó con đi vệ sinh

Để huấn luyện cho chó chắc chắn chúng ta cần phải có dụng cụ.

Chuồng hoặc cũi nhốt

Chó có 1 đặc điểm là sẽ không đi vệ sinh gần nơi chúng nghỉ ngơi và ăn uống. Do vậy 1 chiếc lồng là rất cần thiết trong khi huấn luyện. Chiếc lồng vừa có tác dụng trong huấn luyện, vừa có tác dụng tập cho chó làm quen với môi trường sống trong lồng. Bởi sau này, nhất định chó sẽ có những thời gian sống trong lồng.

Ví dụ như khi đi du lịch cùng bạn, đến các phòng khám, bệnh viên thú y… Vì vậy bạn nên cho chó tập làm quen với lồng. Nhất là đối với chó con.

Chó sẽ không đi vệ sinh ngay chỗ mình ở. Mà sẽ nhịn vệ sinh, đến 1 lúc nào đó không nhịn được nữa chúng sẽ sủa, và ra hiệu cho bạn rằng chúng cần đi vệ sinh.

Lưu ý chọn chuồng, chọn lồng

Bạn cần lưu ý không nên chọn lồng quá rộng. Vì như vậy chó vẫn có thể đi vệ sinh ở góc này và nằm nghỉ ở góc khác. Bạn nên chọn mua lồng đủ để cho chó nằm, đừng lên, xoay người.

Đối với những giống chó lớn, bạn có thể chọn mua những loại lồng có thể thay đổi kích cỡ. Như vậy bạn sẽ không tốn thêm 1 khoản kinh phí để mua lồng mới khi chó lớn lên. Nếu không có lồng, bạn có thể làm 1 hàng rào ở 1 góc nhà hoặc sân vườn… để làm nơi nhốt chó.

Để cho chó cảm thấy vui vẻ khi ở trong lồng, bạn nên cho 1 vài món đồ chơi yêu thích của chúng vào cùng. Một vài chú chó sẽ thích thích nghi ngay với môi trường trong lồng, nhưng sẽ có những chú chó cần 1 khoảng thời gian nhất định mới làm quen được.

Đối với những chú chó dưới 6 tháng tuổi, bạn không nên nhốt cúng quá 3-4h trong lồng. Ở độ tuổi này, chó con cần được ra ngoài nhiều hơn.

Tham Khảo Thêm:  Có nguy hiểm không và cách điều trị

Xem thêm: Chó bị viêm da demodex

Lên thời gian biểu huấn luyện

Thời gian biểu tùy thuộc vào thời gian ăn uống, vệ sinh của chó và thời gian cá nhân của bạn. Nên cân đối thời gian để có thể sắp xếp được 1 thời gian biểu tốt nhất.

Dưới đây là thời gian biểu mà đội ngũ PetHealth đưa ra với mục đích tham khảo cho người đi làm 8h/ngày:

  • 6h30: Thức dậy, đưa cún đi vệ sinh
  • 6h45-7h: Cho cún chơi đùa
  • 7h-7h20: Cho cún ăn
  • 7h20-7h30: Cho cún đi vệ sinh
  • 7h30: Nhốt cún vào chuồng
  • 12h-12h15: Cho cún đi vệ sinh (nếu bạn về nhà buổi trưa)
  • 12h15-12h30: Cho cún chơi đùa
  • 12h30-12h50: Cho cún ăn uống
  • 12h50-13h: Cho cún đi vệ sinh. Sau đó nhốt vào lồng
  • 18h-18h10: Về nhà và cho cún đi vệ sinh
  • 18h10-18h30: Cho cún chơi đùa
  • 18h30-18h50: Cho cún ăn uống
  • 18h50-19h: Cho cún đi vệ sinh. Sau đó nhốt vào chuồng
  • 23h: Cho cún đi vệ sinh. Sau đó nhốt vào chuồng đến sáng

Lưu ý: Thời gian biểu có thể thay đổi linh hoạt theo thời gian rảnh của bạn. Nếu bạn không về nhà vào buổi trưa, có thể nhốt cún trong chuồng từ sáng đi làm cho đến lúc về nhà vào buổi chiều.

Xem thêm: Bệnh ngoài da ở chó

Cách huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ

Khi bắt đầu huấn luyện, bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo thời gian biểu và thời gian cho chó ăn.

Khẩu lệnh huấn luyện

Bạn cần chú ý thời gian và các dấu hiệu khi buồn đi vệ sinh của chó. Khi thấy chó có bất cứ dấu hiệu buồn đi vệ sinh nào bạn hãy đưa chó ngay ra khu vực vệ sinh mà bạn đã xác định trước đó.

Khi đưa chó ra ngoài, bạn hãy sử dụng 1 câu lệnh kết hợp với hành động đi vệ sinh của chó. Câu lệnh có thể là: đi vệ sinh, nhanh lên… Bạn cần chú ý trong quá trình huấn luyện chỉ sử dụng 1 câu lệnh duy nhất đó.

Nếu không chỉ có bạn là người duy nhất huấn luyện mà còn 1 hoặc nhiều người khác. Bnạ cần đảm bảo rằng tất cả mọi người đều sử dụng 1 câu lệnh duy nhất trong quá trình huấn luyện.

Khen thưởng

Khen thưởng là điều vô cùng quan trọng trong việc huấn luyện. Bạn có thể khen thường chó bằng hành động như: ôm, xoa đầu… hoặc dùng bánh thưởng. Tuy vậy có 1 vài điều cần lưu ý khi khen thưởng chó:

  • Không nên khen thưởng chó quá sớm. Chỉ khen thưởng chúng sau khi đã thưc hiện xong hành động đi vệ sinh. Bởi nếu bạn khen thưởng chúng quá sớm, sẽ làm gián đoạn quá trình đi vệ sinh của chó.
  • Nên khen thưởng chó trong khoảng 5 giây sau khi chúng đi vệ sinh xong. Để lâu hơn có thể khiến cho chó không hiểu bạn đang khen thưởng chúng về điều gì.
  • Trong giai đoạn đầu huấn luyện, bạn có thể dùng bánh thưởng để thưởng cho chó. Nhưng đến những giai đoạn sau, bạn hãy dần loại bỏ bánh thưởng. Nhưng bạn cũng đừng quên khen ngợi chú chó của bạn nhé
  • Cho chơi đùa sau khi chú chó của bạn đi vệ sinh đúng chỗ cũng là 1 phần thưởng đối với chúng.

Không nên quở trách chó khi chúng đi vệ sinh sai chỗ

Chú chó của bạn cũng giống như 1 em bé vậy. Chúng không thể nào học trong 1,2 ngày mà nhớ hết được những gì bạn huấn luyện. Hãy kiên trì với chúng. Nếu chú chó có làm sai, bạn cũng hãy nhẹ nhàng với chúng.

Nếu bạn quát mắng hay làm chúng giật mình. Chú chó của bạn sẽ sợ hãi và cho rằng đi vệ sinh là điều sai trái. Do vậy chúng sẽ cố gắng giấu kỹ “sản phẩm” của mình cho đến khi bạn phát hiện ra vì bốc mùi.

Thay vì làm chúng giật mình, bạn hãy nhẹ nhàng vỗ tay và nói. Không được đâu nhé! Sau đó hãy dọn dẹp thật sạch sẽ chỗ mà cún vừa đi vệ sinh.

Nếu là sàn đá hoa hoặc gỗ bạn hãy lau sạch rồi phun thuốc khử mùi. Còn nếu là thảm bạn hãy sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng dành cho thảm. Bởi vì chó có khứu giác rất nhạy. Nếu chúng còn ngửi thấy mùi nước tiểu của chúng ở trên sàn nhà, lần sau chúng sẽ lại đi bậy vào đúng chỗ đó.

Tham Khảo Thêm:  Hướng dẫn cách vẽ cầu vồng đẹp cute đơn giản với 9 bước cơ bản

Lưu ý rằng, một số loại chất tẩy rửa công nghiệp cps mùi amoniac. Mùi này giống với mùi nước tiểu của chó. Nếu bạn dùng loại nước tẩy này để tẩy sàn thì lần sau chó sẽ ra đánh hơi và thấy mùi giống mùi nước tiểu.

Nó sẽ nghĩ rằng có 1 con chó khác đã đến đây và đi vệ sinh vào đúng chỗ đó. Chú chó của bạn sẽ lại tiếp tục đi bậy vào đó để che đậy mùi này.

Xem thêm: Chó bị ho khạc như hóc xương

Hãy kiên trì khi huấn luyện dạy chó đi vệ sinh vào khay

Một chú chó con cần có 1 thời gian mới có thể đi vệ sinh đúng chỗ được. Trong quá trình huấn luyện, nhiều khi bạn đã chắc chắn rằng chúng đã biết cách đi vệ sinh đúng chỗ. Nhưng không, chỉ 1,2 tuần sau chúng lại đi bậy trong nhà.

Lý do là do chúng đang lớn lên, sự trưởng thành về giới tính…. Chỉ cần bạn lặp lại thói quen đi vệ sinh đúng chỗ cho chúng là mọi việc lại đâu vào đấy.

Nếu bạn đã làm đủ tất cả các bước trên và sau 1 thời gian chú chó của bạn vẫn không đi vệ sinh đúng chỗ, bạn có thể mang cún tới trung tâm huấn luyện chó con PetHealth.

Tại đây, với đội ngũ huấn luyện viên giàu kinh nghiệm và trang thiết bị tiện dụng, chúng tôi luôn đáp ứng được mọi nhu cầu huấn luyện. Từ việc huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ tới việc huấn luyện chó bảo vệ, chó nghiệp vụ… chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.

Với chương trình giảm 10% khi đặt lịch Online, bạn có thể tiết kiệm đến cả triệu đồng cho những khóa huấn luyện dài hạn.

Mời bạn tham khảo thêm: Dịch vụ huấn luyện chó tại PetHealth

Dạy chó đi vệ sinh vào khay

Bên cạnh việc huấn luyện chó đi vệ sinh đúng cách thì nhiều chủ nuôi lại muốn dạy chó đi vệ sinh vào khay. Việc huấn luyện này sẽ là tương đối khó khăn đối với những chủ nuôi chưa có kinh nghiệm trong việc huấn luyện. Bạn đang tìm kiếm một cách dạy hiệu quả nhất, hãy tham khảo các bước sau đây:

  • Dùng mệnh lệnh: Dạy chó đi vào khay vệ sinh bằng mệnh lệnh “Đi vào khay” chẳng hạn. Khi chó đã bước vào trong khay thì hô “Đi vệ sinh”. Khi chúng đi vệ sinh xong đừng quên phải khen ngợi chúng nhé.
  • Tiến hành lặp lại mệnh lệnh: Cách dạy chó đi vệ sinh vào khay này cần tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành thói quen.
  • Thấm phân hoặc nước tiểu vào khay: Bạn có thể dùng một ít giấy báo để thấm nước tiểu của chúng bỏ vào trong khay. Việc này giúp chúng ngửi được mùi của mình, chúng sẽ lầm tưởng đây chính là điểm đi vệ sinh quen thuộc và thói quen dần hình thành.
  • Quan sát dấu hiệu: Khi thấy chó chạy qua chạy lại, ngửi xung quanh nhà thì đây là dấu hiệu chúng đang muốn đi vệ sinh. Bạn hãy đưa khay vệ sinh ngay lập tức và dậy chúng đi váo trong khay.

Trên đây là những thông tin về cách huấn luyện chó. Mong rằng bài viết này hữu ích đối với bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ Pethealth, Quý khách xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng.

Bệnh viên thú y Pethealth

  • VPGD: 240 Âu Cơ – Quảng An – Tâ Hồ – Hà Nội
  • Tổng đài: 024.2242.8882 – 090.842.8882
  • Email: [email protected]
  • Đặt lịch khám:
  • Website:

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth

Các câu hỏi thường gặp về cách huấn luyện cho chó

Viết một bình luận